SHAMAN KING/VUA PHÁP THUẬT. HỖN HỢP VĂN HÓA
Nhân dịp Shaman King (Tên tiếng Việt là Vua Pháp Thuật) vừa được công bố phiên bản remake (làm lại) trên Netflix thì hôm nay mình xin được về một trong những manga mà bản thân rất thích về thời trang. Vua pháp thuật không hề xa lạ với những người “trẻ” Việt Nam. Nói là trẻ nhưng những 8x thế hệ cuối, 9x thế hệ đầu và cả Gen Z hiện nay cũng rất nhiều người biết tới Shaman King. Những cô bé, cậu bé ngày nào với cuốn truyện tranh giấy khoảng 5.000 đồng (Nếu mình nhớ không nhầm) từng phiêu lưu trong thế giới ma thuật đầy nhiệm màu, giống như đã làm với “Dấu ấn Rồng Thiêng”, “Kết giới sư”.
Shaman King là một bộ manga được sáng tạo bởi Takei Hiroyuki. Trong thế giới ma thuật này chúng ta sẽ gặp những Shaman (Thầy phép) có khả năng điều khiển những linh hồn còn đang tồn tại ở thế giới thực. Mỗi Shaman sẽ có một linh hồn bảo vệ và khi nhập hồn thì họ sẽ có khả năng của người đã mất đó. Chúng ta sẽ phiêu lùng cùng Asakura Yoh (bản đầu tiên là Yo thì phải) cùng hôn phu trẻ tuổi Anna của mình (Crush của phải 9/10 thằng đọc truyện này) và người bạn thân Manta trong cuộc chiến với người anh song sinh Asakura Hao giành ngôi vương “Vua Pháp Thuật”.
Tại sao nói đây là một trong những bộ truyện manga mà mình thích cũng như cho rất nhiều cảm hứng về thời trang?
Thế giới truyện tranh và thế giới thực là hai phần diễn ra song song và cộng hưởng lẫn nhau. Các mangaka (họa sĩ truyện tranh) sáng tác thế giới riêng của họ dựa trên những nguồn tài liệu, những references từ đời thực. Trong manga hay anime, comic hay cartoon là những nơi mà con người thể hiện sự sáng tạo và tưởng tượng không rào cản của họ (Nhiều khi vô lý như Fast and Furious bây giờ vậy). Họ tự do phóng tác ra những outfit mới, những kiểu thời trang mới với là hỗn hợp tất cả những thứ trên để tạo ra những thứ mới mẻ hơn. Kết hợp với sự phát triển của công nghệ và các chất liệu mới, nhiều thương hiệu thời trang đã lấy cảm hứng từ các bộ truyện, anime lên collection của họ. Và điều này không phải là hiếm – đặc biệt là đến từ các fashion designer Nhật Bản, những người đang đưa văn hóa xứ sở Hoa Anh Đào ngày càng đi xa.
(Riêng cộng đồng Anime/Manga thì có 1 cộng đồng thời trang riêng của họ gọi nôm na là Cosplay. Cosplay là nơi để những người yêu thích 1 class, 1 char/nhân vật nào đó – mặc đồ và hóa thân thành họ. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc và vượt qua quy mô Nhật Bản – người xem giờ dễ dàng tiếp cận các anime thông qua các nền tảng movie stream như Netflix nhanh đã khiến sức ảnh hưởng của văn hóa này càng ngày càng cao. Bên cạnh đó, TikTok – vũ khí truyền thông hạng nặng bậc nhất hiện tại – là một nơi mà những người thỏa sức biến hình thành các nhân vật hoạt hình bom tấn như Attack on Titan, Demon Slayers hay Jujitsu Kaisen. Và trong đó là thời trang).
Quay trở lại Shaman King – Vua pháp thuật là một bộ manga/anime có tính multi-culture (đa văn hóa) vì nhân vật đến từng nơi khác nhau trên thế giới và sự xuất hiện của họ sẽ mang tới hơi thở của thời trang truyền thống ở đó. Sự kết hợp Âm – Dương cũng cho chúng ta những cú trộn giữa các thập niên với nhau, giữa thời điểm cổ xưa – trung đại đến hiện đại. Văn hóa Nhật Bản vẫn luôn xuất hiện trong đó, bao gồm các bộ kimono, yukata, quần áo của thầy trừ ta hồi xưa, guốc – những bộ giáp samura chất ngầu. Nhưng đi kèm vào nó vẫn có những văn hóa khác từ Ấn Độ, Tây Âu, Đông Âu, Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy những bộ sườn xám, những chiếc sừng của văn hóa Viking, những chiếc vòng mang cảm hứng từ văn hóa Navajo, của người da đỏ thiểu số. Nhưng đó là chưa hết, kiểu cách hiện đại còn mang tới những gợi ý cho cách phối đồ của người xem như các hình mẫu về văn hóa Hippies (Anna, Yo là 1 kiểu ấy), Bosozoku ( Kiểu tóc Pomdapour iconic luôn), Dark Gothic, Utility, Western Victorian. Và như mình nói, thế giới truyện tranh là thế giới tự do. Sự hỗn mang từ Quá Khứ - Hiện tại – Tương lai từ tác giả cho chúng ta ngập tràn trong thế giới thời trang ảo tưởng xoay vòng giữa các yếu tố truyền thống, đương đại và futuristic.
Shaman King vẫn luôn là một bộ anime/manga mình đánh giá khá cao về fashion visual của từng nhân vật trong đó. Và cuộc chiến giữa Yoh và Hao mới được remake 2021 sẽ càng làm trải nghiệm này của mình tốt hơn. Nếu được và yêu thích manga/anime, các bạn nên xem thử biết đâu có cảm hứng gì cho thời trang của mình thì sao.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
「bosozoku anime」的推薦目錄:
- 關於bosozoku anime 在 Facebook 的精選貼文
- 關於bosozoku anime 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於bosozoku anime 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於bosozoku anime 在 Bosozoku - Pinterest 的評價
- 關於bosozoku anime 在 Bosozoku & Anime Cars: Just Another Night at Daikoku 的評價
- 關於bosozoku anime 在 Anime bosozoku style helmet ready for clear! | Facebook 的評價
- 關於bosozoku anime 在 499 Best Itasha Anime Car And Bosozoku Images On Pinterest 的評價
bosozoku anime 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
SUKEBAN – DÂN CHƠI HỆ NỮ .
Chắc thuở học trò của chúng ta lúc nào chẳng có một “Đàn anh” và tất nhiên sẽ có một “Đàn chị” (Thường là cấp 3). Người chị cả nắm trùm trường này sẽ điều hành nhánh học sinh nữ, đảm bảo việc phân phối quà vặt và không một đứa con gái trường khác nào dám bắt nạt chị em trong trường. Vốn là một học sinh hiền lành, biết trên biết dưới nên thời cấp 3 của Bi đều thân với những “Đàn chị” trong trường – được các chị yêu thương và cho ít bim bim ăn giờ học =))))).
Nói chuyện vui vậy thôi, nhưng ở Nhật bên cạnh những bộ phim về Học đường quá nổi tiếng như Crow Zero hay High and Low tập trung về các gang nắm đầu bởi nam sinh với bộ gakuban đặc trưng thì hôm nay mình sẽ nói về một trong những hình ảnh ngầu đét và đậm tính “giang hồ” của nữ thanh niên Nhật. Sukeban.
Sukeban, giống như Bosozoku – những băng đảng đua xe nổi tiếng Nhật Bản, có thể được xem như một trong những subculture/nét văn hóa đen tối và thú vị của Nhật Bản. Sukeban / Những cô gái du côn – girl -boss/ lần đầu tiên xuất hiện tại xứ sở Phù Tang vào năm những 1960, bên cạnh những băng đảng nam là bancho. Năm 1970, trong khi các đồng nghiệp nam đang suy yếu thì Sukeban bùng lên mạnh mẽ. Bắt đầu chỉ là những nữ sinh phá cách, túm năm tụm ba hút thuốc lén tại nhà vệ sinh trong trường học, sukeban dần giang bàn tay đen tối của mình tới xã hội và trở thành nỗi ám ảnh của Nhật Bản trong suốt thập niên trước.
Mang trong mình sự dễ thương truyền thống trong những đồng phục nữ sinh, những thiếu nữ cực kì manh động với những lưỡi dao lam kẹp cánh tay đã bước ra khỏi trường học và trở thành những tay xã hội đen trên đường phố thực thụ. Hệ quả này tới sau thất bại của Phát Xít Nhật trước Đồng minh vào thế chiến thứ hai, tinh thần dân tộc vốn dĩ của xứ sở Hoa Anh Đào lúc đó suy sụp nghiêm trọng cùng những văn hóa cách tân của phương Tây nhập vào. Rượu chè, ma túy và tội phạm bùng nổ khiến tỉ lệ các băng đảng tăng cao.
Nên nhớ Nhật Bản là một đất nước “Trọng nam khinh nữ”, tuy nhiên điều này càng căng hơn trong vấn đề tội phạm. Làm sao một người chân yếu tay mềm như phụ nữ lại có thể làm “YangHo” được, các băng đảng từ những cậu choai choai đến các gã thực thụ đều từ chối nhận phụ nữ.
“TỤI MÀY KHÔNG NHẬN THÌ BÀ MÀY TỰ TẠO”
Sukeban ra đời, với lòng tự tôn của các nữ sinh và phát triển cực mạnh vào thập niên 60s – 70s và trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản tới cả bây giờ. Tuy mang trong mình dòng máu bạo lực cực đoan không nên cổ động, nhưng theo một cách nào đó – Sukeban cũng được các nhà văn hóa cho rằng là tiếng gọi chống đối của phụ nữ trong các khuôn khổ mẫu mực và nhiều khi cổ hủ của Nhật Bản. Sukeban đầu tiên chỉ được gọi bởi trưởng nữ, là “Đàn chị đầu đàn” nhưng sau này bất kì thành viên nào trong đó – đều là Sukeban cả.
Dù là gangs nhưng sukeban cũng có luật riêng của họ. Chị em trong băng có những điều luật phải tuân thủ nghiêm ngặt để giữ tình chị em trong công cuộc thể hiện bản thân. Nếu vi phạm là sẽ bị xử với những bản án cũng đáng sợ không kém so với các đồng nghiệp nam, trong đó tiêu biểu là sẽ bị đốt bằng tàn thuốc lá (là dí thuốc lá lên những chỗ nhạy cảm trên người). Sukeban không ủng hộ việc sử dụng ma túy nên đứa nào mà chơi mai thúy là sẽ bị đuổi ra khỏi bang. Đồng thời, hiểu rõ tính chị chị emem, nhiều khi thích ăn chung cây cà lem – bất kể thành viên nào có hành vi cướp bồ, gian díu với bạn trai của thành viên khác, sẽ bị xóa sổ ngay ngay lập tức. (Đáng sợ chưa).
BIỂU TƯỢNG CỦA VĂN HÓA
Thứ mà Sukeban làm tốt chính là đưa đồng phục nữ sinh Nhật Bản lên một tầm quốc tế. Không gồng mình theo đuổi những outfit ngầu ngầu da dủng, Sukeban lại sử dụng chính seifuku để làm biểu tượng nổi loạn cho chính họ. Những đồng phục nữ sinh dễ thương, quy chuẩn lại trở thành thứ Sukeban mặc để chứng minh rằng “ Ờ, dễ thương đấy. Nhưng thương với bắt nạt phụ nữ tao không dễ đâu nhá”. Trong những năm 60s thì váy ngắn trở thành xu hướng khi cuộc cách mạng tình dục để biến đổi di truyền ở Nhật Bản bùng nổ (Cái này hay lắm, các bạn tìm hiểu nhé) thì sukeban lại mặc váy dài xếp li. Sau này váy ngắn mới phổ thông hơn. Họ cũng thường cắt áo để lộ phần lưng và bụng, khoe eo hoặc quấn quanh bụng những dải băng màu trắng đậm tính samurai. Như Bosozoku, các sukeban cũng thích thêu lên đồng phục của họ những huy hiệu của băng, những câu nói đậm tính cổ động.Màu tóc cũng thường nhuộm màu nổi, thể hiện tính cách nổi loạn của mình. (Mà tại sao mặc váy dài á, các đàn chị giấu hàng dưới váy ấy mọi người ạ, dây xích, kiếm tre và dao lam – Huhu sợ quá).
Trong một xã hội Nhật Bản trọng nam khinh nữ thì Sukeban tại sao lại thu hút nhiều nữ sinh và phụ nữ trẻ đến thế. Các cô gái đến từ mọi tầng lớp, từ lao động đến trung lưu, nhận ra rằng chẳng bao giờ họ có thể thoát ra được gồng xích về quy chuẩn xã hội thì Sukeban cung cấp những thứ mà người phụ nữ cần có: Một gia đình thật sự. Nơi phụ nữ có quyền lực, có tiếng nói và được đùm bọc bởi những con người cũng cùng chức năng. Mặc dù bạo lực không phải là thứ đúng đắn, nhưng sukeban là một điểm sáng cho tiếng nói của phụ nữ tại Nhật Bản.
Vì lí do đó, sukeban là cảm hứng của rất nhiều bộ truyện anime và manga Nhật Bản. Mà đụng tới hai cái mảng đó thì là lan truyền ra cả thế giới rồi. Bộ phim huyền thoại của Quentin Tarantino : Kill Bill Vol 1 năm 2003 còn xuất hiện 1 hình dạng của Sekuban mang tên Gogo Yubari được thủ vai bởi Chiaki Kuriyama.
bosozoku anime 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
Thắng trong cuộc đua – thua trong con đường ăn mặc.
Nhắc tới Racing boy/ Dân tổ – có lẽ chúng ta đã quá quen hình ảnh những anh chàng đội Mũ Gucci thêu, những chiếc áo dolce, những chiếc quần jeans chợ Kim Biên Đồng Xuân “Loading tới 99%” cùng với những lời xin lỗi có cánh “ Thưa mother friend con đang calling – năm ba thước đất con đã quen dần”. Có lẽ chúng ta đều ngán ngẩm về cách thức đi lại của những dân tổ đi không sợ chết này cũng như cách ăn mặc của các ảnh.
Nhưng –
Tại xứ sở Mặt trời mọc, có 1 nền văn hóa thời trang về “Dân Tổ”/ “Racing Boy” với gout thời trang dị biệt, phản loạn, phá cách đúng như cái tên gọi của nó. Được mình biết tới lần đầu tiên thông qua những tác phẩm truyện tranh/manga đầy tính nhân văn và tình người như “G.T.O” “Great Teacher Onizuka” (Thầy giáo vĩ đại Onizuka), hay bộ phim học đường về tình huynh đệ thân thương “Crows Zero” (Bá Vương học đường). Style ăn mặc “Racing Boy” đã thu hút được sự chú ý của mình vì độ ngầu, phá phách đến mức điên loạn (đâu ngán 1 ai) và tất nhiên, rất Nhật Bản.
Đó là BOSOZOKU.
BOSOZOKU là một phong cách về những băng đảng đua xe tại Nhật xuất hiện mạnh mẽ tại thập niên 1950s và tồn tại cho đến ngày nay. Phong cách này được báo chí nước ngoài nhận xét đó không còn là 1 style mà còn là 1 subculture (nền văn hóa) với biểu tượng đặc trung là những outfit bằng da và biker gear được in hay thuê nổi bật lên bằng các icon, symbol và chữ Nhật Bản.
Cái tên BOSOZOKU (暴走族) nôm na là “băng đảng xe máy” hay dịch sát hơn “Những bộ lạc (băng đảng) chạy (tốc độ) và bạo lực (Gang)”. Chính cái tên đã miêu tả được lối sống bạt mạng – không cần đến ngày mai và đam mê tốc độ, cũng như lột ra độ điên của phong cách thời trang này. Bosozoku đầu tiên được gọi là Kaminari-zoku (Hay bộ lạc sấm sét – The flash vl).
Phong cách thời trang:
Bosozuku basic tyle là một style nhấn mạnh vào jumpsuit (áo liền quần) – thường được gọi là tokko-fuku. Lấy cảm hứng từ những người lao động chân tay thời Nhật bản kiểu cũ cũng như thời chiến (Nhật Bản ngày xưa quân đội hơi bị kinh, cũng hành Mỹ và Trung Quốc ra bã mấy đợt trước khi bị quân Us thả hai bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki).
Không chỉ đơn giản ở đó, các bộ jumpsuit cũng như các áo trenchcoat dài đều được thêu kì công bằng các khẩu hiệu quân đội bằng chữ Hán tự (Kanji), các bản patch về mặt trời mọc, các vị thần của Nhật bản, các con quỷ trong truyền thuyết của xứ sở hoa anh đào. Mình xin nói là về tinh thần tự tôn của người Nhật rất cao – cao đến mức cực đoan luôn. Những bộ jumpsuit này thường được các liền anh/ liền chị mặc nữa người, lộ phần trên để trần hoặc quấn băng gạc quanh thân. Hay cầu kì hơn kết hợp với các quần baggy – (lồng ra ngoài) và combat boots. Tùy thuộc vào văn hóa của từng băng đảng mà sẽ có cách ứng dụng khác nhau – có băng ưu tiên sử dụng overcoat, nhưng có băng lại yêu thích sử dụng đồ da – da từ đầu đến chân- full leather stuff. Nhưng đặc điểm chung không thể thiết được chính là biểu trưng, kí tự bên ngoài (được thuê và vá rất cầu kì và công phu).
Phụ kiện đi kèm theo thường là hachimaki (Khăn quấn đầu của người Nhật) – hoặc headband có khẩu hiệu/slogan nổi loạn, kính mát màu đen và mặt nạ phòng độc để che đi danh tính những kẻ đua xe trái phép. Ngoài ra, phong cách punkrock cũng tác động mạnh mẽ tới các Bosozuku với các trang sức bạc (Earing, dây chuyển) đeo nhiều và thả lủng lẳng (kèm theo đó là khăn choàng Tasuki). Không giống như người thường, các thanh niên đua xe thường nhuộm tóc màu nổi bật (Thường là Vàng – Onizuka,Đỏ, xanh, neon) và kiểu tóc ưa chuộng nhất là Pompadour làm mưa làm gió thập niên 1950s (cái này chúng ta thường thấy trong manga Nhật bản).
Bắt đầu từ những năm 1950s – các băng đảng thường là nam, nhưng đường đua không thể thiếu bóng hồng. Khởi nguồn là bạn gái của các tay chơi đua xe, sau đó các chị em cũng tham gia nhiệt tình và còn thành lập ra các băng chỉ toàn nữ, LGBT vv.vv. Đó cũng chính là lí do mang tới sự đa dạng trong phong cách của Bosozuku.
Nữ Bosozuku thường dễ nhận ra bằng một mái tóc dài quá mức, nhuộm màu nổi bật và highlight và lớp makeup dày cộm và cầu kì. Vẫn dựa trên nguyên tắc ăn mặc của phái nam, phái nữ đã tô điểm thêm sự nữ tính của mình bằng thêm các chi tiết như giày cao gót, làm nail và chữ Nhật trên đó – có băng còn chơi cả nguyên set uniform/ đồng phục của nữ sinh Nhật Bản. Và tất nhiên, tattoo luôn là thứ không thể thiếu của các Bosozuku.
Lối sống phóng khoáng, nổi loạn và coi thường pháp luật này cũng có nhiều mặt trái nhưng cũng là niềm cảm hứng của nhiều người làm nghệ thuật – bao gồm có truyện tranh, anime và cả thời trang của Nhật Bản. Tinh thần tự tôn của những liền anh/ liền chị đam mê tốc độ và muốn “giương lên tiếng nói của riêng mình” trong 1 xã hội sống nhanh và mạnh ai nấy sống như Nhật Bản cũng là 1 điều tích cực để nhìn vào Bosozuku.
Tuy nhiên, đua xe trái phép là một hành vi không nên được ủng hộ và cổ súy – tạm gác điều đó, chúng ta hay nói về phong cách thời trang và văn hóa nổi loạn mà Bosozuku mang lại. Nhìn racing boy VN mà có phần hơi buồn – buồn về lối đi xe đã là chắc chắn, nhưng ăn mặc còn buồn hơn.
bosozoku anime 在 Bosozoku & Anime Cars: Just Another Night at Daikoku 的推薦與評價

Another night at Daikoku with Bosozoku Cars and "Itasha" style Anime cars. Got to love the diversity of cars and mods. ... <看更多>
bosozoku anime 在 Anime bosozoku style helmet ready for clear! | Facebook 的推薦與評價
Anime bosozoku style helmet ready for clear! Mobile Uploads · Jun 4, 2015 ·. View Full Size · Todd Lyons and 48 others like this. ... <看更多>
bosozoku anime 在 Bosozoku - Pinterest 的推薦與評價
See more ideas about japanese gangster, japanese street fashion, bosozoku fashion. ... Ieka Mobile Wallpaper #2077534 - Zerochan Anime Image Board. ... <看更多>