TẠI SAO NGƯỜI VIỆT NAM GẦY?
Trên Weibo, 9GAG, Reddit hay Quora, có nhiều bài đăng thắc mắc rằng tại sao Việt Nam lại có nhiều người gầy? Trong khi Việt Nam không phải là một quốc gia đang gặp nạn đói, ngược lại, còn là một cường quốc xuất khẩu lương thực?
Cách đây ít lâu, một thống kê của WHO cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất trên thế giới với khoảng 2,1% - theo một số thống kê khác mới cập nhật hơn thì con số này rơi vào khoảng 2,7 đến 3.5%. Cùng quan điểm này, tờ Telegraph công bố bản đồ các quốc gia dựa trên tỷ lệ béo phì trên thế giới, và bản đồ của tờ này cũng cho thấy Việt Nam là quốc gia “xứ sở của người gầy”, với tỷ lệ người dân béo phì “lên tới” khoảng 1,7% dân số, một số tài liệu được công bố mới thì rơi vào khoảng 2,9 đến 3.5%.
Ngay tại châu Á, tỷ lệ số người béo thì của Việt Nam cũng ở một mức độ thấp. Một số quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp tiệm cận với Việt Nam như Campuchia với 3,9%; Nhật Bản với 4,3%; Nepal với 4,1%; Afghanistan với 2,2%...
Khi những con số này được công bố, có một cuộc tranh cãi tương đối rôm rả về nguyên nhân mà Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới trên nhiều diễn đàn quốc tế như Reddit, Quora, 9GAG... Một số nguyên nhân được chỉ ra là do Việt Nam có mức thu nhập trung bình đầu người ở mức trung bình thế giới - nói thẳng ra là do nghèo, do nạn đói (?), do chiến tranh (?)...
Thực tế, thu nhập trung bình không có nghĩa là có tỷ lệ béo phì thấp. Hãy chú ý về những quốc gia béo nhất thế giới, đó là Nauru, Tuvalu, Samoa, Tonga, Kiribati… đều có mức thu nhập bình quân đầu người chỉ ở ngưỡng trung bình của thế giới. Đặc biệt là Kiribati có mức thu nhập trung bình ở ngưỡng trung bình thấp, nhưng lại đứng trong 10 quốc gia béo phì nhất, đảo quốc này có tới trên 50% dân số bị béo phì. Ngược lại, thu nhập cao không có nghĩa là có tỷ lệ béo phì cao, ví dụ tiêu biểu là Nhật Bản với 4,3%, Hàn Quốc với khoảng 5 - 6% hay Singapore với khoảng 6 - 7%. Tuy nhiên, tại các quốc gia phương Tây có mức thu nhập phát triển lại có tỷ lệ béo phì phổ biến ở mức cao. Như Mỹ với 33%, Anh là 29%, Đức là 26%...
Vậy nguyên nhân nào khiến cho Việt Nam có tỷ lệ béo phì ở mức độ thấp đến như vậy?
Nguyên nhân đầu tiên đó là người Việt Nam ăn nhiều rau củ quả. Nếu tính dựa trên số rau củ quả bình quân đầu người Việt Nam tiêu thụ thì không hẳn là cao so với thế giới, mỗi ngày, một người Việt tiêu thụ khoảng 0,23kg rau và 0,15kg quả, nằm ở mức trung bình khá của thế giới (top 40 - 80 quốc gia). Nhưng, Việt Nam lại nằm trong 20 quốc gia có mức rau củ/khẩu phần ăn lớn nhất thế giới. Ví dụ như trong món bún trộn, có tới khoảng 20 - 30% khẩu phần ăn là rau củ và gia vị liên quan đến rau, trong khi món phổ biến tương tự tại phương Tây là Spaghetti lại chỉ có khoảng 5 - 8% phần ăn là rau củ. Hoặc như món bít tết phương Tây ăn kèm với ít rau hoặc salad, thì người Việt Nam ăn thịt nướng từng miếng nhỏ với nhiều rau, củ đi kèm. Các rau củ mà người Việt Nam chủ yếu là rau củ sống hoặc chế biến luộc hấp, còn rau củ mà các quốc gia phương Tây ăn thường chế biến kèm dầu, mỡ nên về cơ bản, chế độ ăn rau của Việt Nam trong các món phổ thông là “xanh” hơn. Điều này đem lại sự cân bằng dinh dưỡng hiếm có.
Đã ăn nhiều rau, người Việt cũng ăn tương đối ít dầu mỡ, chuộng các món hấp, luộc. Người Việt có thể luộc, hấp gần như các món từ rau, thịt, hải sản… Ngoài ra, các món cuốn, gỏi của Việt Nam cũng rất “xanh” với tỷ lệ rau lên tới 70% món ăn - đừng nhầm lẫn sang các món cuốn, nem rán nhé. Một món ăn phổ biến khác trong các bữa nhậu của người Việt là lẩu, món ăn hiếm hoi có nhiều dầu mỡ từ thịt động vật, nhưng người Việt cũng ăn kèm với rất nhiều rau. Thậm chí, người Việt còn có hẳn một món lẩu có tới 90% là rau - lẩu rau.
Hoặc hãy lấy ví dụ về các đầu bếp gốc Việt như Christine Hà, Jack Lee, Luke Nguyễn… Họ luôn lựa chọn các món ăn có nhiều thành phần là rau củ, gia vị. Các đầu bếp này có chung một nhận định là họ bị ảnh hưởng bởi văn hóa Việt Nam chuộng rau, củ quả, gia vị từ cha mẹ của họ.
Một nguyên nhân khác khiến cho người Việt gầy nằm ở yếu tố “xã hội”. Người Việt là quốc gia đồng văn Đông Á với Hàn, Trung, Nhật, Triều. Các quốc gia này đều là những quốc gia chuộng vẻ đẹp mỏng manh, gầy, cao, da trắng. Chính vì “tiêu chuẩn” này, người Việt có hẳn một câu để khuyến khích ăn rau là “ăn rau cho đẹp da”. Sự bùng phát của mạng xã hội, của những chương trình truyền hình thực tế, dạy nấu ăn… trong đó, nổi trội là những chương trình nói về ăn uống lành mạnh được rất nhiều người đón xem. Phần lớn các beauty blogger, vlogger.. của người Việt đều có ngoại hình gầy. Và ngay cả khi các vlogger, blogger làm về ăn uống, họ cũng có ngoại hình chỉ ở mức hơi béo một chút.
Vấn nạn “body shaming” ở Việt Nam tương đối trầm trọng. Nhưng nếu xét ở một mức độ giữa những người thân thiết với, việc này khiến cho người Việt chú tâm đến quá trình ăn uống, lựa chọn thực phẩm hơn. Thực tế, gầy hay cân đối vẫn tốt hơn là béo. Thêm nữa, do “trời sinh”, người Việt thấp bé, nhẹ cân và gầy hơn so với mặt bằng chung của thế giới.
Phần lớn người Việt vẫn sống ở khu vực nông thôn, nơi mà các nguồn lương thực, thực phẩm, rau củ đều tự cung tự cấp và đa phần những người lao động trong khu vực nông thông đều gắn liền với những công việc khá nặng nhọc. Với khí hậu nhiệt đới, nguồn rau củ rất sẵn có và giá rất phải chăng, và cũng do khí hậu nóng nên người Việt có xu hướng hạn chế ăn đồ dầu mỡ. Có một câu đùa mà tin là nhiều người đã nghe rồi, đó là “người Việt có thể ăn mọi thứ trong tự nhiên”, bao gồm cả động vật và thực vật. Người Việt có nhiều loại rau dại, củ quả từ tự nhiên mà không cần phải trồng trọt, đúng nghĩa “hái lượm” - và xu hướng này đặc biệt được ưa chuộng ở vùng nông thôn.
Theo CNN, Việt Nam là một trong những nền ẩm thực lành mạnh nhất thế giới, cùng với Nhật Bản, Thái Lan, Hy Lạp… Cùng nhận định chung với CNN là tạp chí du lịch Big7Travel, Travel Earth… Và câu chuyện tại sao người Việt lại có tỷ lệ béo phì thấp nhất chủ yếu là do “gu” ăn uống, thói quen ẩm thực, khí hậu…
---
#tifosi
Tư liệu tham khảo:
1. Top 5 Countries with the Healthiest Cuisine - Nybeautyandhealth Blog.
2. 11 amazing facts about Nauru, the least visited, most obese nation on Earth, Telegraph
3. Ourworldindata - Obesity
4. Ranking: Countries By Obesity
5. Most Obese Countries in the World
Và một số tư liệu khác.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「ourworldindata」的推薦目錄:
ourworldindata 在 Greenpeace 綠色和平 (台灣網站) Facebook 的精選貼文
#食物 跟任何人類活動或商品一樣,產製過程難免會對環境產生不同程度的影響,例如製造 #碳排放 與 #水足跡。歡迎來到 #出一張嘴用吃改變世界 虛擬超市🤣 挑選最環保的食品!
.
📣本期低碳精選
#當季當地👉減少遠程運輸或冷凍保存的能源使用
#蔬食多多👉植物性食材碳排可低至10~50倍
#低碳肉類👉無肉不歡的你的入門首選
一點點小小的改變就能輕鬆加入減碳行列!
📣對了對了,莫忘包裝也是減碳重點!!
#減塑就減碳裸買最划算 購物袋要隨身攜帶~
.
※資料來源:OurWorldInData、China Water Risk、經濟部能源局《108年度電力排碳係數》、水利署
ourworldindata 在 อ๋อ มันเป็นอย่างนี้นี่เอง by อาจารย์เจษฎ์ Facebook 的最佳解答
แป้บๆๆ นี่ก็เหลือ 57 วัน หรือประมาณ 2 เดือน สำหรับการเปิดประเทศ คิดว่าเป็นไปได้ไหมครับ ที่เราจะเปิดประเทศตามกำหนดที่ว่านี้
สำหรับผม ก็ยังคิดว่า เราต้องหาทางอยู่ร่วมกับไวรัสเชื้อโรคโควิดให้ได้ อยู่ดีครับ .. ไม่อย่างนั้น เราก็ยิ่งถลำลึกลงไปเรื่อยๆ กับความล้มสลายของเศรษฐกิจ สังคม การศึกษา ของคนไทย
และชุดตรวจ ATK (ดีๆ ราคาถูกๆ) คือ คำตอบสำหรับทุกอย่าง ในระหว่างที่วัคซีนยังมีอยู่อย่างจำกัดจำเขี่ยเช่นนี้
--------
Affluent Times รวบรวมตัวเลขสำคัญในช่วงการระบาด Covid-19 แบ่งเป็น
.
1. ผู้ป่วยที่กำลังรักษาอยู่ 207,553 ราย โดยเป็นผู้ป่วยอาการหนัก 5,458 ราย และใส่เครื่องช่วยหายใจ 1,155 ราย
.
2. อัตราป่วยต่อประชากรหนึ่งล้านคน (เฉลี่ย 7 วันย้อนหลัง ณ 16 ส.ค. 64) ของไทยอยู่ที่ 311.51 ราย มากกว่าค่าเฉลี่ยโลกที่อยู่ที่ 83.37 ราย (ข้อมูลจาก ourworldindata )
.
3. จำนวนฉีดวัคซีนในประเทศอยู่ที่ 24,618,749 โดส จากเป้าหมายที่รัฐบาลวางไว้คือ 100 ล้านโดสภายในสิ้นปี 64 นี้
.
4. นักท่องเที่ยวที่เดินทางเข้าพื้นที่นำร่องที่รัฐบาลดำเนินการ ได้แก่ Phuket Sandbox และ Samui Plus Model โดยต้องพักอาศัย 14 วัน และมีผลตรวจไม่พบเชื้อ COVID-19 จึงจะได้รับอนุญาตให้เดินทางไปยังพื้นที่อื่นๆ ได้
.
5. ปัจจุบันมีนักท่องเที่ยวเข้ามารวม 22,313 ราย แบ่งออกเป็น ภูเก็ต 21,955 ราย และสมุย 358 ราย
ทั้งนี้ล่าสุด (18 ส.ค.64) รัฐบาลได้เปิดพื้นที่นำร่องแล้ว 4 จังหวัด ได้แก่ ภูเก็ต, สมุย, กระบี่, พังงา
.
.
สถานการณ์ COVID-19 ในไทย เป็นแบบไหน?
.
1. นับจากระลอกเมษายนถึง ปัจจุบัน (18 ส.ค. 64)
มีผู้ป่วยสะสมเกือบ 1 ล้านรายอยู่ที่ 940,094 ราย แบ่งเป็น
- ผู้ป่วยที่ยังรักษาอยู่ขณะนี้ 207,553 ราย
- ผู้ป่วยอาการหนัก 5,458 ราย และใส่เครื่องช่วยหายใจ 1,155 ราย
ขณะที่ผู้ป่วยรายวันเพิ่มขึ้นมากกว่าวันละ 20,000 ราย
.
2. ใน 1 ล้านคนมีผู้ติด Covid-19 กี่ราย?
โดยค่าเฉลี่ย 7 วันย้อนหลัง (ณ 16 ส.ค. 64) ในส่วนของไทยอยู่ที่ 311.51 ราย
ถือว่ามากกว่าค่าเฉลี่ยโลกที่อยู่ 83.37 ราย
.
3. จำนวนผู้เสียชีวิตสะสม จากระลอกเมษายนถึงปัจจุบัน (18 ส.ค. 64) อยู่ที่ 8,191 ราย
- คิดเป็นอัตราการเสียชีวิตอยู่ที่ 0.87%
- ใน 1 ล้านคนมีผู้เสียชีวิตที่พบว่าไทยอยู่ที่ 2.83 ราย มากกว่าค่าเฉลี่ยโลกอยู่ที่ 1.26 ราย (อัตราเฉลี่ย 7 วันย้อนหลัง ณ 16 ส.ค. 64)
.
4. ศูนย์บริหารสถานการณ์แพร่ระบาดของโรคติดเชื้อไวรัสโคโรนา 2019 (ศบค.). แถลงเมื่อวันที่ 13 ส.ค.64 ว่า ผู้เสียชีวิตส่วนใหญ่เป็นผู้สูงอายุ 70 ปีขึ้นไป คิดเป็น 12.48% ของผู้เสียชีวิตทั้งหมดในระลอกเมษายน